bộ lưu điện
  • sl1
  • slide03
  • sl2

Thời gian đăng: 24-02-2017 12:00 | 2305 lượt xem

Tìm hiểu về phần mền quản lý UPS

          Hiện nay, khái niệm UPS – bộ lưu điện không còn xa lạ gì với mọi người nữa bởi tầm quan trong của nó trong việc bảo vệ các thiết bị điện. Và một điều nữa đó chính là phần mềm quản lý UPS tuy là phần đi kèm nhưng nó cũng không kém phần quan trọng bởi phần mền này cho phép quản lý, cảnh báo về nguồn điện và thiết lập được thời gian để tắt máy một cách an toàn... Đặc biệt là với môi trường làm việc hiện nay, tất cả đều được kết nối mạng, thì việc triển khai chức năng quản lý từ xa sẽ giúp tăng đáng kể hiệu quả, giảm bớt thời gian làm việc cho con người. Ở bài viết này chúng ta cùng đi sâu và tìm hiểu về phần mền quản lý UPS để mọi người có thể nắm rõ hơn về nó.

-         Tính năng chung của phần mền quản lý

Hầu hết tất cả các phần mềm này đều có các tính năng như là: cho biết các thông số của dòng điện vào/ra; dung lượng của bình ắc quy; mức tải hiện hành, cấu hình chi tiết về các thông số; tham số, lập lịch làm việc (tắt/mở) cho UPS, tự động kiểm tra khả năng chuyển mạch cấp nguồn khi nguồn điện lưới bị cắt, gửi thông báo và ra lệnh thực thi theo yêu cầu, ghi nhận trạng thái hoạt động, bảo mật trong quản lý, và một tính năng quan trọng nữa như là quản lý từ xa và quản lý đồng thời nhiều UPS cùng loại một lúc. Một số chương trình còn hỗ trợ cả trong mạng WAN.


HĐH của Microsoft - Windows 2000/XP hỗ trợ tiện ích điều khiển nhiều UPS của các nhãn hiệu APC và Generic với một số tính năng cơ bản như là gửi thông báo, chạy các lệnh định trước hoặc tắt máy tính đúng cách khi có sự cố về nguồn điện xảy ra. Để sử dụng phần mền này bạn có thể vào Control Panel sau đó chọn Power Option.

Chọn cổng kết nối: Có một số các phần mềm hỗ trợ đồng thời cả 2 giao tiếp USB và COM nhưng cũng có một số khác thì chỉ hỗ trợ COM. Sau khi cài đặt, khởi động chương trình, phần mềm sẽ tự động quét tín hiệu từ các ngõ giao tiếp (là các cổng kết nối trên máy tính: COM, USB) theo mặc định, chương trình cũng cung cấp sẵn các lệnh tìm kiếm với giao tiếp tùy chọn.

Điều khiển máy tính nối vào UPS: Chương trình cho phép thiết lập được thời gian thực thi chương trình theo tùy ý, tự động lưu và đóng các chương trình đang chạy, cài đặt thời gian tắt máy tính an toàn theo yêu cầu, sau khi gặp sự cố về nguồn điện hoặc là sự cố về bình ắc quy, thời gian tắt UPS, trữ lượng tập tin chứa các sự kiện ghi nhận và gửi thông báo về tình trạng của UPS.
+ Lập lịch: khi sử dụng phần mền này bạn có thể lên lịch cho UPS làm những việc như StartUp, SelfTest, Shutdown, chạy chương trình bất kì nào trên máy tính.... theo giờ, ngày, tuần và tháng.
+ Ghi nhận trạng thái: Phần mền cho phép xem trạng thái dòng điện vào/ra, bình ắc quy, lưu trữ tất cả các hoạt động của UPS theo yêu cầu cho trước.
+ Thực thi lệnh: chương trình cho phép con người tạo sẵn các lệnh để chạy theo yêu cầu, do đó bạn có thể ra lệnh cho máy tính chạy 1 hay nhiều lệnh sau khi UPS ghi nhận được một sự kiện hoạt động, hoặc chạy một lệnh bất kì được thiết lập vào một ngày cụ thể nào đó.
+ Gửi thông báo: cho dù không ở gần thiết bị nhưng người quản trị vẫn có thể nhận được các thông tin, cảnh báo về UPS do chương trình gửi tự động qua email hoặc tin nhắn.
+ Bảo mật: Kích hoạt chế độ này để có thể giới hạn được quyền truy cập chương trình. Với những loại máy đơn, bạn sẽ không thấy có nhiều hiệu quả nhưng trong môi trường mạng, nhất là các hệ thống máy chủ, tính năng bảo mật này sẽ ngăn những truy xuất không hợp lệ vào cho hệ thống.
+ Điều khiển từ xa: đây là một tính năng thiết thực trong môi trường mạng (LAN/WAN). Ngồi một chỗ bạn có thể kiểm soát được cả hệ thống UPS, làm việc và điều khiển nhiều UPS cùng loại một lúc mà không cần ở gần chúng.
Tất cả các phần mềm UPS – bộ lưu điện đều hỗ trợ khá đầy đủ các phiên bản hệ điều hành Windows, một số có hỗ trợ cả Linux, Netware và một số hệ điều khác nữa. Phần mềm của các nhãn hiệu khác nhau sẽ có những chi tiết hơn kém nhất định nhưng không đáng kể, tính năng đặc trưng thường thấy là gửi và nhận thông báo, shutdown (tắt) hệ điều hành và UPS.

Hướng dẫn làm thế nào để điều khiển UPS từ xa?

Hầu hết các phần mềm đều hỗ trợ đầy đủ các tính năng như đã nêu, nhưng cơ chế làm việc trong mạng thì mỗi phần mềm là một cái khác. Có phần mềm chỉ hỗ trợ mạng LAN, có cái lại cho phép điều khiển qua WAN. Sau đây là một số phần mền để bạn có thể tham khảo.

+ UPSmart đi kèm UPS Numeric Digital HP 3000 hoạt động theo cơ chế server quản lý các client bằng cách là thông báo và điều khiển tắt máy client sau một khoảng thời gian được định trước. Phiên bản client đơn giản này chỉ làm việc được như một dịch vụ chạy nền.

+ Đi kèm với UPS PCM VGD-3000 là UPSMON-Plus dành cho các máy đơn và UPSMON-Plus Network được quản lý qua mạng LAN. Phần mềm chỉ hỗ trợ đầy đủ tính năng điều khiển cho các máy tính có kết nối mạng, cùng dùng chung UPS; với các máy khác, phần mềm này chỉ có thể gửi thông báo. Máy tính kết nối trực tiếp với UPS – bộ lưu điện qua giao tiếp RS232 sẽ được cài đặt UPSMON-Plus Network bản Server, các máy còn lại sẽ cài bản slave, hỗ trợ nhiều chức năng hơn so với UPSmart Client cho phép quản lý một cách linh hoạt hơn.

+ Winpower Manager là chương trình khá mạnh đi kèm với UPS hiệu Numeric Digital 1000 Plus. Tất cả các máy tính trong mạng có cài chương trình này đều có quyền như nhau. Tất nhiên, để có thể sử dụng chương trình từ một máy bất kì thì đòi hỏi phải có mật khẩu đồng thời phải được sự chấp nhận từ người quản trị. Chương trình này hỗ trợ cả mạng WAN.
+ UPSilon đi kèm UPS Socomec Sicon có cơ chế làm việc tương tự Winpower Manager nhưng chỉ hỗ trợ mạng LAN, giao diện của nó cũng khá đẹp và trực quan.

Các phần mềm đều cài đặt rất dễ dàng và được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu.  Hy vọng các sẽ bạn tận dụng được những tiện ích này để công việc quản lý được hiệu quả hơn.

1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết

Hotline - 093 888 9077

Hotline - 093 888 9077