bộ lưu điện
  • sl1
  • slide03
  • sl2

Thời gian đăng: 19-10-2016 12:00 | 2903 lượt xem

Cấu tạo và đặc tính của bộ lưu điện UPS

Cấu tạo và đặc tính của bộ lưu điện UPS

Khi khoa học ngày một phát triển thì con người cũng dần phụ thuộc vào các thiết bị tiên tiến. Tất cả các loại thiết bị càng tiến tiến thì càng có sự nhạy cảm với nguồn điện cao. Trong khi đó nguồn điện lưới hiện nay lại không được ổn định. Với một số thiết bị khi gặp vấn đề về nguồn điền có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như các thiết bị trong y tế có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người, hoặc làm gây tổn thất lớn trong sinh hoạt và sản xuất.

Việc sử dụng máy phát điện làm nguồn cung cấp điện thường được mọi sử dụng trong khi bị cúp điện, Tuy nhiên để khởi động được máy phát điện thì cũng cần một thời gian nhất định, trong khoảng thời gian chờ máy phát điện khởi động thì các thiết bị điện sẽ phải ngưng hoạt động. Chính vì vậy mà máy phát điện không phải là một giải pháp tối ưu cho các thiết bị điện.

Với bộ lưu điện sẽ cung cấp cho các thiết bị điện một nguồn điện liên tục mà không bị ngắt quãng. Khi nguồn điện lưới bị cắt thì bộ lưu điện sẽ lấy nguồn điện 1 chiều từ ắc quy thành dòng xoay chiều thích hợp với nguồn điện của các thiết bị điện và cung cấp điện cho các thiết bị mà không làm gián đoạn hoạt động của chúng.

Cấu tạo và đặc tính của bộ lưu điện UPS

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ về cấu tạo cũng như  đặc tính quan trọng của Bộ lưu điện. Khi phân biệt về cấu tạo, UPS được chia làm 2 loại là dạng tịnh chỉ và dạng động lực.

Dạng tịnh chỉ UPS:

+Cấu tạo chủ yếu gồm:

- Mạch nạp điện/bộ chỉnh lưu.

- Bình ắc quy

- Bộ biến đổi

- Công tắc chuyển đổi dạng tịnh chỉ

- Công tắc đường rẽ bảo vệ.

- Mạch biến áp cách ly phối hợp.

+ Dạng động lực bộ lưu điện UPS: Chủng loại của sản phẩm dạng động lực rất nhiều, đặc điểm chung là dùng các linh kiện động lực như bánh đà hoặc loại giống như bánh đà để chuyển đổi nguồn điện sẽ phóng thích ra năng lượng lưu trữ, để làm cầu nối chuyển tiếp cung cấp nguồn điện khi dòng điện bị ngắt

Trong hệ thống này, nếu như phân biệt theo kết cấu, thì có thể chia làm 2 dạng: toàn động lực và dạng hỗn hợp,

+ Dạng toàn động lực

- Cuộn chắn động điện

- Máy đồng bộ (tổ máy phát điện mô tơ)

- Bộ ly hợp

- Động cơ

- Thiết bị dự trữ năng lượng (như thiết bị bánh đà)

- Công tắc đường rẽ bảo vệ.

+ Loại hỗn hợp

- Cuộn chắn động điện và công tắc mở dòng điện

- Thiết bị dự trữ năng lượng

- Máy nạp điện/ bộ biến đổi

- Bình ắc quy

- Động cơ điện

- Công tắc đường rẽ bảo vệ.

1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết

Hotline - 093 888 9077

Hotline - 093 888 9077