Thời gian đăng: 08-09-2017 12:00 | 983 lượt xem
Liệu bạn có biết chắc rằng mình đã hiểu rõ về bộ lưu điện
Liệu bạn có biết chắc rằng mình đã hiểu rõ về bộ lưu điện
Nhờ có công nghệ lưu điện ra đời nên dù có mất điện tạm thời thì các thông tin trên thiết bị kỹ thuật số cũng sẽ kịp thời được lưu lại, tránh hiện tượng mật điện đột ngột dẫn đến mất dữ liệu.
Từ khi ra đời đến nay, bộ lưu điện đã được cải tiến rất nhiều từ bộ lưu điện offline đơn giản, bộ lưu điện offline công nghệ Line Interactive, bộ lưu điện tĩnh, bộ lưu điện quay… Nhưng tính đến nay, loại bộ lưu điện được ưa chuộng nhất, sở hữu công nghệ tiên tiến bậc nhất chính là dòng UPS công nghệ biến áp cách ly.
Bộ lưu điện sử dụng biến áp cách ly – Isolation Transformer
Có vẻ dòng sản phẩm này nghe lạ tai đấy nhỉ? Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau tìm hiểu xem biến áp cách ly là gì và bộ lưu điện có sử dụng công nghệ biến áp cách ly hoạt động như thế nào?
Biến áp cách ly là gì?
Trên thị trường máy biến áp hiện nay có 2 dòng chính là máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp cách ly. Nhìn chung, chức năng của hai loại máy biến áp này là như nhau, đều dùng cho việc thay đổi dòng điện áp và đổi nguồn cho các thiết bị điện máy được nhập khẩu sang Việt Nam.
Biến áp cách ly có cấu tạo bao gồm một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp, chúng được ghép nối với nhau bằng từ tính, không được ghép nối bằng dòng điện nên có cấu tạo hoàn toàn độc lập với nhau. Và đặc điểm này cũng đã được dùng để đặt tên cho loại máy biến áp này.
Mô hình biến áp cách ly
Ưu nhược điểm của biến áp cách ly
Ưu điểm của biến áp cách ly:
+ Ưu điểm chính của máy biến áp cách ly đó chính là tính chống giật rất cao, an toàn cho người sử dụng. Đặc tình được tạo ra là do ở các cuộn thứ cấp đều có điện thế hoàn toàn bằng 0 so với mặt đất, nên nếu bạn có lỡ chạm tay vào cũng không bị điện giật.
+ Chống được hiện tượng nhiễu khi lưới điện dao động
+ Hoàn toàn cách ly nhiễu, đặc biệt với các thiết bị điện tử nghe nhìn.
+ Biến áp cách ly có trở kháng điện từ thấp. Điều này sẽ làm dòng điện luân chuyển tốt hơn, ngoài ra còn làm giảm thiểu tiếng ồn khi máy hoạt động.
Nhờ những tính năng ưu việt trên mà biến áp cách ly được sử dụng rộng rãi trong cách thiết bị điện tử hiện đại nhằm giúp thiết bị hoạt động với công suất tốt nhất, chống giật và mạch nguồn ổn định. Các ưu điểm này không chỉ dừng lại cho việc phát triển máy biến áp, bộ lưu điện mà còn cho các thiết bị điện tử hiện đại như nguồn máy tính, các thiết bị nghe nhìn…
Một biến áp cách ly sẽ tăng chất lượng dàn âm thanh hi-end của bạn
Về nhược điểm của máy biến áp cách ly hầu như không đáng kể, máy biến áp cách ly ra đời đã loại trừ hết tất cả các nhược điểm của biến áp tự ngẫu. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của biến áp cách ly đó chính là giá thành khá cao so với biến áp tự ngẫu. Với một cuộn dây duy nhất, biến áp tự ngẫu khá tiết kiệm về vật liệu chế tạo nhưng vì đặc điểm này sẽ gây ra âm thanh nhiễu cho các thiết bị nghe nhìn.
Bộ lưu điện và những điều bạn cần biết
Bộ lưu điện, hay thường được dân công nghệ - kỹ thuật gọi là UPS (từ viết tắt của cụm Uninterruptible Power Supply). Như đã giới thiệu ở phần đầu bài viết, bộ lưu điện có chức năng chính là duy trì hoạt động của thiết bị điện, điện tử khi lưới điện gặp sự cố cắt điện, cho máy hoạt động bình thường sau khi mất điện và giúp bạn kịp thời lưu thông tin.
Hiện nay trên thị trường đã cho ra đời 2 loại UPS đó là UPS sử dụng biến áp (hay còn được biết đến là Transformer – Based, loại thứ hai đó là UPS không sử dụng biến áp, cũng là loại sản phẩm mới ra mắt thị trường, còn được biết đến dưới cái tên Transformerless.
Nhìn chung, một bộ lưu điện UPS có cấu hình cơ bản như hình bên dưới, tùy vào đó là bộ lưu điện có biến áp hay không mà có nguyên lý hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi dòng điện đi qua hệ thống chuyển đổi dòng điện song song thì điện áp đầu vào sẽ lập tức bị hạ thấp xuống đáng kể, và vì lý do điện áp đầu vào quá thấp khiến cho các thiết bị không đủ năng lượng điện để hoạt động. Vậy là UPS sẽ có thêm một chức năng thứ hai chính là tăng điện áp đầu ra, từ việc làm tăng dòng điện này đầu ra này mới chia UPS ra làm hai loại là có và không có biến áp cách ly.
Mô hình thông dụng của bộ lưu điện UPS
Bộ lưu điện UPS sử dụng biến áp cách ly
Loại UPS Transformer – Based sử dụng cách truyền thống để làm tăng mức điện áp đầu ra của hệ thống bằng máy biến áp. Đây có thể được xem là cách cơ bản nhất để làm tăng điện áp đầu ra.
Theo nhiều người vẫn quan niệm rằng biến áp cách ly trong bộ lưu điện UPS sẽ dùng biến áp cách ly mạ, điều này không hoàn toàn đúng bởi trên thực tế thì biến áp cách ly được đảm bảo sẽ dành riêng cho các dòng biến tần. Trong một số trường hợp nhất định thì bạn cần phải sử dụng UPS có máy biến áp như: khi thiết bị cần phải cách ly điện, các hệ thống trung tính trong máy cần phải được thay đổi, khi hệ thống có hai nguồn cung cấp riêng biệt, máy không có sẵn trung tính.
Một bộ lưu điện công nghệ biến áp cách ly
Những ưu điểm của bộ lưu điện sử dụng công nghệ biến áp cách ly là:
+ Tăng mức điện áp đầu ra theo đúng yêu cầu của sản phẩm, giúp thiết bị hoạt động ổn định.
+ Giảm thiểu trường hợp UPS gặp các sự cố quá tải hay tải áp không ổn định.
+ Với một hệ thống máy chủ quan trọng thì UPS công nghệ biến áp cách ly sẽ cho hệ thống hoạt động ổn định, lâu dài và bền vững.
+ Không những thế, UPS biến áp cách ly có khả năng chịu đựng quá tải cường độ lớn hơn các loại UPS khác, chính điều này giúp tăng khả năng bảo vệ thiết bị và hệ thống tốt nhất.
Bộ lưu điện UPS với công nghệ không biến áp (Transformerless):
Thay vì với UPS công nghệ biến áp cách ly thì UPS công nghệ không biến áp sử dụng bộ tăng áp DC và một bộ sạc dành riêng cho ắc qui. Ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này chính là linh hoạt trong việc lựa chọn ắc qui vì sản phẩm có một bộ sạc riêng rẽ hoàn toàn. Đây là sản phẩm công nghệ mới hoàn toàn nên tính ưu việt cũng như có cấu tạo tốt hơn hẳn các loại UPS khác.
UPS sử dụng công nghệ không biến áp
Ưu điểm của UPS công nghệ không biến áp:
+ Hiệu suất làm việc của thiết bị tăng đáng kể do ứng dụng công nghệ chuyển đổi thế hệ mới là IGBT – Rectiffer.
+ Giảm thiểu sóng hài trong dòng điện vì không sử dụng máy biến áp.
+ Giá thành sản phẩm rẻ hơn do loại bỏ được máy biến áp
+ Kích thước cũng vì thế mà nhỏ gọn hơn, thiết kế hiện đại, bắt mắt.
+ Tăng chất lượng điện áp giúp tăng công suất đầu ra của sản phẩm.
Nhìn chung, UPS có biến áp cho bạn độ tin cậy cao, chịu tải lớn, công suất lớn, cách ly đầu vào lẫn đầu ra tốt, thích hợp với các thiết bị có độ tải không ổn định. Còn với UPS không biến áp sẽ cho máy có khối lượng nhẹ, thích hợp cho sản phẩm nhỏ gọn nhưng rất nhạy cảm với hệ thống tải không ổn định, công suất ở mức vừa và nhỏ.
Như các bạn đã thấy, sau khi so sánh 2 loại UPS sử dụng biến áp và không sử dụng biến áp thì chúng tôi mong bạn sẽ tìm được cho mình một sản phẩm phù hợp với mình. Từng loại sản phẩm có một có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy từng trường hợp sử dụng mà bạn sẽ có một chiếc bộ lưu điện UPS phù hợp nhất!
Chúc các bạn tìm cho mình một sản phẩm ưng ý nhất!
» Dịch vụ sửa chữa bộ lưu điện tại quận Tân Bình
» Bạn có biết: Máy xét nghiệm cũng cần bộ lưu điện?
» Tìm hiểu về bộ lưu điện cho máy POS
» Dùng cửa cuốn an toàn hơn với bộ lưu điện
» Giá bộ lưu điện UPS Hyundai năm 2017 có rẻ không?
» Bạn đã bảo dưỡng bộ lưu điện UPS đúng cách chưa?